Còn bạn, bạn đang tìm niềm vui cách nào?
Sống vui không phải chỉ là cảm xúc mà là thoả nguyện của tâm hồn lẫn tâm trí vì sống cuộc sống có ý nghĩa, cuộc sống đáng sống.
Đối với tôi, chúng ta sẽ kinh nghiệm sự vui mừng thật, sống vui ý nghĩa thật khi:
- Sống với ý thức mình luôn được yêu thương: chắc chắn không một ai sống vui trong sự cô đơn, cô độc giữa cuộc đời này. Bạn cứ thử tưởng tượng không ai quan tâm đến bạn, bạn khoẻ mạnh không ai mừng, bạn bệnh không ai để tâm đến, bạn thành công không ai chung vui, bạn thất bại không người an ủi xẻ chia đau buồn mất mát. Không ai tỏ lòng biết ơn bạn, cũng chẳng ai chống đối lại bạn. Bạn luôn cảm nhận mình như người thừa, như của bỏ, hình như mọi người mặc kệ bạn… Chỉ cần tưởng tượng thế thôi thì bạn cũng đủ nhận ra rằng cho dù lúc ấy có là chủ một gia tài đồ sộ, có cầm trong tay bằng Tiến sĩ thì niềm vui vẫn xa vời…
- Không bị nô lệ cho ai, cho bất cứ điều gì: chúng ta không còn sống trong chế độ nô lệ như ngày xưa. Nhưng sự nô lệ thì không lạ gì với chúng ta. Nô lệ là khi chúng ta phải sống, phải hành động vì bị một áp lực bó buộc từ bên ngoài hoặc ngay trong nội tâm mình. Nô lệ cho sự độc đoán, lòng tham muốn, hận thù. Nô lệ cho công việc làm, cho tiền bạc, cho thói quen xấu, cho lỗi lầm tội phạm đã qua, cho sự lo âu ngày mai kể cả nỗi sợ điều gì sẽ đến sau khi ta chết…?! Không ai sống vui được dưới ách nô lệ.
- Luôn thoả lòng chấp nhận những gì xảy đến với mình: Một người luôn bất mãn với hoàn cảnh với người chung quanh luôn than thở “sau sự thể lại xảy ra thế này với tôi”, sao người khác thì được còn tôi thì không?”, “sao anh ấy lại bỏ tôi lừa dối tôi”… Một người luôn đòi hỏi người khác phản xử với mình thế này thế kia, một người sống với nỗi hận trong lòng, sự đố kỵ ghen ghét luôn chi phối tâm tư… Sống như thế không thể kinh nghiệm niềm vui được cho dù người ấy có đạt được điều mình mong muốn. Có đi chu du khắp nơi, danh tiếng có nỗi như cồn đi chăng nữa…
- Biết mình sống để làm gì? Có lẽ đây là điều ít người đặt ra, phần lớn người ta chỉ sống theo thói quen, theo nếp sống của xã hội, của mọi người quanh mình, cho đến lúc ước mơ, danh, lợi, quyền đạt được mới ngỡ ra rằng đó không phải là hạnh phúc, nhưng đến lúc ấy thì thường tóc đã bạc, sức đã mòn… hoặc người ta chỉ nghĩ lại mình sống để làm gì khi nằm trên giường bệnh khi đối diện với cái chết!…Nhiều người đang nỗ lực “sống” để tạo ra thêm phương tiện cho đời sống cố gắng để ăn ngon, mặc đẹp hơn, nhà tiện nghi hơn, nhiều thú tiêu khiển hơn… không lẽ mục tiêu của đời sống là tạo ra phương tiện để sống hay nói đúng hơn là để duy trì tình trạng có mặt trên đời này? Nếu không biết mình sống để làm gì sẽ không tìm được ý nghĩa của đời sống, không kinh nghiệm cuộc sống thoả nguyện mừng vui được.
- Nhận biết cuộc sống đáng sống – đời sống mình hữu ích: sức lực tài năng của đời mình không vô ích nhưng đã cống hiến điều ích lợi. Khi người ta sống để tích luỹ về cho mình, người ấy chỉ kinh nghiệm sự khoái trá thích thú của kẻ sở hữu nhiều hơn kẻ khác. Hay những người cảm thấy mình như “kẻ bề trên”. Nhưng khi bạn sống cuộc đời san sẽ những gì mình có cho người khác, khi bạn chiến thắng điều ác, khi bạn xoa dịu đau thương của kẻ khốn cùng, khi qua bạn người khác thêm lòng tin vào chân lý, và điều thiện thêm hy vọng trông cậy và tình yêu… lúc đó bạn mới kinh nghiệm niềm vui một cuộc sống giá trị đáng sống.
- Sống có hy vọng và trông cậy: sống giữa thế giới đầy xáo trộn, đổi thay và điều ác thì càng ngày càng tăng, tai ương bất trắc xảy ra với cường độ không ngờ. Nếu không có niềm hy vọng vương lên để khỏi bị nhận chìm. Nếu không có một nền tảng vững chắc để trông cậy rằng chính bản thân bạn mỗi ngày sẽ tốt hơn, khá hơn và thế giới đau thương tội ác này rồi sẽ chấm dứt… Nếu không có một nền tảng vững chắc để trông cậy hy vọng. rồi sau sự chết cuộc đời sẽ tươi sáng hơn thì niềm vui bạn có sẽ dễ dàng chấp cánh bay đi…
Nhưng làm sau để kinh nghiệm được những điều trên?