Dù ở vùng miền nào, người Việt Nam chúng ta cũng có tập quán thờ phượng ông bà, cha mẹ mình. Đó là một tập quán tốt, bởi “Chim có tổ, người có tông”, hay là “Cây có cội, nước có nguồn”.
Việc nhớ đến tổ tiên, nhớ đến cội nguồn thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với các bậc tiền nhân, người đã có công dưỡng dục chúng ta nên người, từ đó, lòng dặn lòng phải sống tốt hơn, dù “giấy rách phải giữ lấy lề”, “đói cho sạch, rách cho thơm” để ông bà, cha mẹ dù đã qua đời vẫn được mang tiếng thơm vì đã có con cháu là những người hiền lương, trong sạch.
Một gia đình có phước chính là con cái biết hiếu kính cha mẹ, ông bà, biết làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của mình một cách tự nguyện, chu đáo, hết lòng. Điều đó ai cũng mong ước.
Tuy vậy, việc thờ phượng ông bà thật sự chỉ được vài đời chứ không được nhiều, cho nên, để có chúng ta hôm nay, thì phải truy đến tận gốc thỉ tổ của loài người. Cách tính gia phả của người xưa cũng khá rắc rối, vì nếu chỉ vài ba đời thì đơn giản: Con cái, cha mẹ, ông bà, ông bà cố, ông bà sơ, ông bà tổ… Còn sau đó thì cũng không biết gọi là gì, mà thật ra chúng ta cũng không thể biết được họ là ai, thế nào.
Vậy thì chúng ta thờ phượng ông bà mình như thế nào? Tại sao không thờ phượng vị đã sinh ra tổ tiên của loài người chúng ta. Nếu chúng ta thờ phượng vị này, tức là đã thờ phượng tất cả tổ tiên của mình một cách cụ thể và đầy đủ nhất. Vị đó, chính là Đấng Tạo hóa, Đấng đã tạo dựng nên loài người chúng ta, trong đó có tổ tiên, ông bà, và chính chúng ta. Đây là cách chúng ta thờ phượng đúng nhất, duy nhất và đầy đủ nhất.
Mong bạn hãy mau chóng có quyết định thờ phượng Đấng Tạo hóa của mình nhé!
VHD
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Tin Lành,
hãy liên hệ với chúng tôi qua email: contact@httlvn.org
hoặc điền mẫu thông tin bên dưới và gửi về cho chúng tôi.